Phỏng vấn: Hội Thân Hữu – lúc ở nhà và khi ra đường


Trong thời gian qua, có nhiều bạn bè muốn biết rõ hơn về Hội,  nhưng do giới hạn về báo chí (một năm một lần, mà nhiều khi không đọc) và vì Hội không „quảng cáo“ mình, nên thắc mắc cũng có nhiều. Ban Biên Tập báo, nhân dịp kỷ nịêm 10 năm thành lập Hội, 10 làm Tết, thu nhập online một số thắc mắc và xin phỏng vấn B.Sĩ Hùynh Phi Long, Hội Trưởng Hội Thân Hữu Đức Vịêt.


Biên tập viên (BTV): Xin anh cho biết mục đích của Hội là gì?

Huỳnh Phi Long (HPL):

-Hội tổ chức giao lưu văn hóa và tạo quan hệ thân hữu với bạn bè Đức, sinh họat  cho Vịêt kiều.

– Hổ trợ bà con trong vịêc hội nhập vào xã hội Đức, giúp đỡ người lớn tuổi và thế hệ trẻ.

– Tổ chức cứu trợ các nạn nhân tại VN, nhất là trong trường hợp bị thiên tai.

BTV: Xin anh cho biết  Hội có nhiều hội viên không? Vào Hội có phải có điều kịên gì không?

HPL:

Theo tôi thì không nhiều.

Lâu lâu cũng có người xin ra khỏi Hội, vì thấy Hội không làm gì so với chờ đợi,  hoặc không còn phù hợp. Số người vào Hội thì tăng ít, nhưng có tăng. Những ai muốn vào,  thì Hội không bao giờ từ chối, vì không có đặt điều kịên gì cả, mà rất vui,

Chúng tôi cũng không dám mời mọc, rủ rê nhiều, với lý do đơn giản,  người ta vô Hội, Hội đông mà không quản lý, chăm sóc được thì chỉ „hữu danh vô thực“, người ta mau nản, và vì Hội chưa có đủ Hội viên tích cực, phù hợp để cáng đáng công vịêc.

Hội có hội viên ở Bỉ, USA và Luxemburg…các hội vịên ở quá xa thì không phụ sinh họat hay làm vịêc cụ thể  được. Nhưng đó là những chỗ dựa, chia xẻ tinh thần rất quý.

Ai tự động muốn vào Hội, người ấy chắc  là hiểu …gánh nặng cần chia xẻ và Hội luôn hoan nghênh.

BTV: Tại sao Hội được thành lập ở aachen

HPL: Hồi tháng 11.2009, do vụ lũ lụt nên cần lập Hội nhanh để cứu lụt. Vịêc lập Hội mà đang ký ở tòa và xin dược giấy công nhận „lơi ích công cộng“ thì phức tạp và lâu lắm. Hồi đó, ở Aachen, mình có người và có điều kịên để vượt qua khó khăn này một cách rất nhanh, nên phải làm ở Aachen.

BTV: Có nhiều người không là Hội viên nhưng họ tích cực hơn Hội viên nhiều. Hội có phân bịêt gì không và anh nghĩ như thế nào ?

HPL: Tôi nghĩ đó là chuỵên thường tình. Tất cả mọi đóng góp đều quý và được trân trọng, không là hội viên mà tích cực thì còn mong muốn gì hơn. Hội viên thì phải đóng nguỵêt liễm, được thông tin các tin tức nội bộ, được bầu và ứng cử. Họ không có quyền lơi nào khác. Mọi sinh họat của Hội, luôn cả các kỳ họp, Hội đều mời rộng rãi, luôn cả các bạn không là Hội viên.

BTV: Hội phải làm gì để giữ Hội viên?

HPL: Hội phải có cử động, họat động, như bắp thịt, nếu không họat động thì sẽ bị teo. Hội phải chăm sóc Hội viên và có những sinh họat, vịêc làm hợp với nhu cầu của mọi người.

BTV: Ban Chấp Hành Hội có bao nhiêu người ?

HPL: BCH hịên có 4 người và cứ 2 năm bầu lại BCH mới


BTV: Được biết Hội sắp bầu lại BCH mới. Theo anh,, người vào BCH nên có tiêu chuẩn gì ?

HPL: Quan trọng là cái lòng và không mau nản. Làm vịêc „thiên hạ“ mà, cũng phải có chút giờ, chút chịu khó „làm dâu trăm họ“.

BTV: Trong vịêc Hội, cái gì làm anh vui nhất, cái gì làm anh nản nhất

HPL:Vui nhất là khi nhận được thư trả lời sớm.

Nản nhất là khi không nhận được trả lời và đến ngày sinh họat, ai cũng bận, chỉ đến …lèo tèo!

BTV: Khó nhất là cái gì?

HPL: Khi phát biểu cám ơn mà không để sót!

BTV: Hội có nhiều tiền và dư tiền không ? ai kiểm tra ?

HPL: Dư thì không,  vì khi có chút tiền,  là có chuỵên để trích cứu trợ ngay (mua vớ cho trẻ ở Lạng Sơn trong mùa lạnh, sửa nhà nuôi trẻ  bụi đời ở Huế, cứu lụt, trợ cấp cho các sinh họat hội, Tết Trung Thu, Lễ Noel, hậu Tết….) và phải luôn có chương trình từ thịên (để chi tiền)

Có nhiều tiền thì chưa khi nào!  Vì có dư tiền nhiều  thì Sở thuế sẽ bắt đóng thuế, và vì Hội cũng không có nhận nguồn tài trợ thường xuỵên nào cả ?

Sau mỗi sinh họat có thu nhập, Hội đều có báo cáo mịêng và bằng email.

Cứ 3 năm một lần, Hội phải khai thuế, nộp giấy tờ cho Sở thuế (Finanzamt) để tiếp tục được công nhận là „lợi ích công cộng“  (gemeinnutzig).

BTV: Hội có quan hệ như thế nào với các đảng phái ở đây ?

HPL: Hội không có chủ trương và nội dung chính trị, được đăng ký tại tòa (e.V.), là tổ chức công ích xã hội, được sở tài chánh công nhận và kiểm tra (gemeinnützig). Để phục vụ các họat động  của mình, Hội liên hệ với nhiều tổ chức khác, trong đó có các đảng CDU, SPD, FDP…và nhận được nhiều ủng hộ. Dr. Jürgen Linden (SPD) Thị Trưởng tiền nhịêm Aachen, đả 3 lần bảo trợ tổ chức Tết, Tết năm nay, Thị Trưởng Marcel Philipp (CDU) cũng nhịêt tình bảo trợ Tết, Ông Rudolf Henke (CDU), Bà Ulla Schmidt (SPD), Đại biểu Quốc Hội cũng đã tặng Hội các chuyến đi thăm Bá Linh trọn gói 4 ngày để làm giải Tombola năm nay.

BBT: Họ chờ đợi gì ?

HPL: Hội có quan hệ với nhiều tổ chức, thu hút cảm tình nhiều bạn Đức, Kiều bào, lại có những họat động được dư lụân đồng tình. Tôi nghĩ, quan hệ tốt với Hội cũng là một trong những mục đích của họ, tranh thủ sự ủng hộ cho Đảng của họ và họ cũng rất tôn trọng sự độc lập của Hội.

BBT: Thế còn quan hệ với Vịêt Nam, Đại Sứ Quán VN thì thế nào ?

HPL: Theo tôi là tốt!

Ở những năm đầu, đây là câu hỏi hóc búa và cũng tạo ra nhiều tranh lụân. Trong hội viên và trong cộng đồng Vịêt Kiều có nhiều suy nghĩ chính trị khác nhau. Có người nghĩ Hội là tổ chức do Đại Sứ Quán giựt dây, có người bảo không nên chơi với Sứ quán, có người bảo, mình là người Vịêt Nam, sao lại không liên hệ tốt với Đại Sứ Quán…

Đối với bạn Đức,  thì không có ai đặt ra thắc mắc này cả !

BBT: Anh bảo, „ Theo tôi là tốt“,  có nghĩa có người không nghĩ như vậy ? Và lập trường, chỗ đứng của Hội trong quan hệ này như thế nào ?

HPL: Như anh cũng biết, trong cộng đồng Vịêt kiều,  có nhiều người, sau chiến tranh, do nhiều lý do, không thích, hoặc chống đối chế độ, có nhiều người vốn tham gia phong trào đấu tranh vì hòa bình khi xưa, nay do bức xúc cũng không mặn mà, thậm chí không đồng thụân  với những chủ trương, chính sách của Nhà Nước. Có nhiều người lại đánh giá ngược lại…nhìn tình hình VN khác hơn.  Hội không có chủ trương và nội dung chính trị, nên đứng giữa,…xử lý sao để không bị la, hiểu lầm.  Tuy nhiên, sự khác bịêt về tư tưởng hoặc thái độ này không ảnh hưởng đến quan điểm của Hội.

Ngày xưa, có người, đến tham gia Tết…coi coi thử Hội có treo cờ không. Có người lại bảo phải mời Đại Sứ Quán đến và cứ để Sứ Quán chào mừng bà con có sao đâu!

Thực ra, quan hệ với Đại Sứ Quán, nay là Lãnh Sự Quán (LSQ) tại Frankfurt là tốt,  vì, qua thời gian, Hội và Lãnh Sự Quán rất hiểu biết, thông cảm và tôn trọng nhau ở vấn đề nhạy cảm này.

Lãnh Sự Quán có trách nhịêm với Nhà Nước về sinh họat cộng đồng, họ quan tâm và muốn có quan hệ  với Hội, với cộng đồng. Đó là trách nhịêm và ý muốn, còn kết quả như thế nào thì còn tùy nhiều yếu tố khác. Ban đầu, do chưa hiểu hết nếp sống và suy nghĩ của Kiều bào, có lúc,  từ phía Đại Sứ Quán hơi „quá đà“,  nên  mình cũng phải góp ý!

Hội chủ trương có quan hệ tốt, bình đẳng và độc lập với mọi tổ chức, luôn cả với LSQ.

.

Tôi nghĩ, qua thời gian, Nhà Nước VN, LSQ đã mặc nhiên công nhận và rất tôn trọng Hội. Có nhiều lần, Ông Đại Sứ (không phải ông Đại Sứ nào cũng thế), Tổng Lãnh Sự đến tham gia Tết và rất hòa đồng. Họ không đòi hỏi điều gì cả. Và điều đó, theo tôi, đã thuyết phục được rất nhiều người.

BBT: Vậy mong muốn cụ thể từ hai bên như thế nào ?

Như đã nói, LSQ có trách nhịêm với Nhà Nước về cộng đồng, Cơ quan Nhà Nước có được lòng dân hay không là còn tùy cách làm vịêc của mình, còn tùy là, có phản ánh được, giải quyết được tâm tư, nguỵên vọng của Kiều bào hay không, còn tùy Chủ trương, Đường lối của Nhà Nước có đúng đắn hay không.

Từ phía Hội, Hội cũng mong muốn đất nước VN phát triển sao cho đạt được sự đồng cảm cao trong dân và người nước ngòai để mình dễ làm vịêc, bằng không thì khó lắm.  LSQ, Nhà Nước làm được những điều trên, tôn trọng và hổ  trợ Hội trong các họat động của mình. Thí dụ nhé, hôm nào mà LSQ gọi địên, cho một đòan Nghệ thụât đến Nordrhein hay Aachen biểu diễn để giới thịêu với bạn bè Đức, thì tôi sẽ tình nguỵên đứng sóat vé vô cửa ngay!

BBT: Anh có biết các họat động từ thịên nào khác không?

HPL: Ở phía Tây nước Đức cũng có các tổ chức thịên nguỵên, bên Phật Giáo, Công Giáo cũng có, các Hội địa phương, các tổ chức riêng lẽ…nhưng nói chung còn ít, rời rạc và tương lai, có lẽ không sống lâu được…vì nếu VN cần sự giúp đỡ thì VN phải có sức thuyết phục, thí dụ, nếu không áp chế được tham nhũng, cứ để xã hội, một mặt xa hoa, phung phí, bất công, mặt khác cứ kêu gọi giúp đỡ thì vịêc đó không thuyết phục lòng người…

Riêng về đóng góp từ thịên của Hội thì phải nói là chỉ rất khiêm tốn, mà cũng là điều dễ hiểu, vì Hội không phải chuỵên làm vịêc thịên như một số người nghĩ.

BTV: Theo anh, các sinh họat nào của Hội được hưởng ứng và sinh động nhất ?

HPL: Tết  và vui chơi !

BTV: Các bạn Đức chờ đợi gì ở Hội ? họ thích sinh họat nào ?

HPL: Năm 2002, Qua chủ trương của Hội, một số anh chị đã nhịêt tình tổ chức một đòan bạn bè Đức – Vịêt về VN, chuyến đi là một thành công lớn, giới thịêu rất nhiều về VN, và đi thăm được các cơ sở mình cứu trợ. Sau đó, nhóm bạn Đức này rất thân thiết và gắn bó với sinh họat Hội.

Các sinh họat cho bạn Đức, vì thế, sao cho có nội dung mới, thú vị…,phải có chất lịêu để trao đổi mới được. Các buổi thuyết trình về VN, chất độc Da cam đều được tham dự đông đảo. Những đề tài như trẻ em, đời sống nông thôn, vai trò phụ nữ trong xã hội VN, trường học VN…mặt  trái của chiến tranh…,tôi nghĩ là có sự hấp dẫn cao. Tuy nhiên, chúng ta thiếu người nhịêt tình để làm những điều này. Về dữ lịêu, tính văn học,  thì VN chưa cung cấp được cho cộng đồng những „vật chất“ này.

BTV: Có một vài cái Tết, 2005, 2006 coi bộ ít người tham gia. Tại sao vậy ?

HPL: Có năm mình làm Tết „lớn“, có năm làm „nhỏ“, là do sức, phòng ốc và cái dịp có phù hợp hay không.

Như năm nay, vịêc làm „lớn“, làm „nhỏ“ cũng bàn cãi ghê lắm, cũng phức tạp ghê lắm, và cuối cùng, do những yếu tố khách quan…nên mình phải gồng người làm „lớn“ mà không bán vé.

Sinh họat thì có lúc trồi lúc sụt. Cái đó là do con người bớt hứng cũng có, mà do hòan cảnh cũng có. Làm chuỵên chung nên đâu phải lúc nào cũng ….gồng mình được, nên mình phải hiểu và thông cảm.

BTV: Coi bộ Hội phát triểnnhanh về thế đứng và sinh họat, nhưng mà làm thì thiếu người phải không ? Vậy lớp người mới và trẻ thì như thế nào ?

HPL: Đúng là như thế ! Cái dở của Hội là không lo được để có thêm người đảm đương công vịêc, gọi nôm na là để kế thừa. Nhìn về tiền sử và phát triển Hội thì biết ngay là cái Hội quy tụ nhiều Vịêt Kiều „già“.

Mà càng già, thì càng muốn nghỉ ngơi, vui chơi là chính! Đi đâu cũng nghe nói chuỵên về hưu. Cái Hội mà không thay đổi thì nó cũng già và về hưu…luôn.

Thế hệ hai thì khi lớn khôn, học xong thì  lại tản mác. Cái xứ Đức này nó lớn quá nên cũng khó.

Các thanh niên thiếu nữ du học sinh thì lo học học cho  nhanh để về và có những tâm tư đặc thù. Họ không gắn bó nhiều đến nơi mình đang sống nên vịêc vận động tham gia cũng không dễ.

Trong cộng đồng người VN , có nhiều thành phần khác nhau và  tâm tư cũng không đồng nhất. Tuy nhiên nếu có người mới, người trẻ vào đảm đương công vịêc thì vẫn còn tốt hơn là để Hội về hưu sớm.

BTV: Theo anh, hướng phát triển của Hội trong 5, 10 năm tới ra sao ?

HPL: Không dễ đâu. Ngay như cái vế „thân hữu bạn Đức“ thì nó còn tùy phát triển của đất nước VN  và tùy „mình“ nữa. Mình ở đây là người Vịêt kiều trong Hội, muốn thì ai cũng muốn, nhưng làm thì còn nhiều giới hạn, trong ý muốn, trong tiếp xúc…Thí dụ, trong các sinh họat, người VN mình luôn là đông hơn bạn Đức, nhưng mình ít khi trò chuỵên, la cà với họ…dù là Vịêt kiều lâu năm, giỏi tiếng Đức. Người Đức, họ rất dễ bắt chuỵên, nhưng mình thì hay rụt rè và chưa có tích cực …đến với bạn Đức. Các Stammtisch…thì hiếm khi thấy VN mình đến.

Bạn Đức, vì thế sẽ vơi dần, người VN đến với Hội lại đông dần và có nhiều thành phần khác nhau, ảnh hưởng lên nội dung của sinh họat rất nhiều.

Tương lai, có lẽ sinh hoạt cho Vịêt kiều sẽ là chính, sinh họat cho bạn Đức sẽ trở thành …lâu lâu một lần, nếu mình còn quan tâm đến nó.

BTV: Cám ơn anh !