Benefizkonzert Programm
Giới thiệu nghệ sĩ Hà Chương
Nhạc sĩ khiếm thị Hà Chương – tên đầy đủ Hà Văn Chương sinh ngày 12-7-1982 tại Bình Sơn – Quảng Ngãi, và mất thị giác năm hai tuổi. Năm tuổi, Hà Chương đã hát khá chuẩn nhiều làn điệu dân ca và những câu hò khoan da diết của người dân xứ Quảng. Bảy tuổi, anh đã được chị gái dạy cho học đàn ghi-ta. Mười hai tuổi, Hà Chương vào học tại trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu – Thành phố Đà Nẵng, và ở đây anh mới chính thức được học âm nhạc có hệ thống và học đàn Bầu với nghệ sĩ Lưu Học.
Năm 2004, anh thi đỗ thủ khoa vào hệ trung cấp trường Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam, khoa Nhạc cụ truyền thống, chuyên ngành Đàn Bầu, và năm 2006 anh lại tiếp tục thi thành công lên hệ đại học của trường.
Hà Chương đã dành được khá nhiều giải thưởng về hát đơn ca, sáng tác ca khúc, độc tấu đàn Bầu trong các cuộc thi âm nhạc Việt Nam.
– Năm 1995, dành huy chương vàng về độc tấu đàn Bầu trong cuộc thi “Tiếng hát hoa phượng đỏ”, Quảng Nam – Đà Nẵng.
– Năm 1997, đoạt 2 huy chương vàng toàn quốc về „Hát đơn ca và độc tấu đàn bầu dành cho người khuyết tật” tổ chức tại Quảng Trị.
– Năm 1999 đến năm 2003, đoạt 6 huy chương vàng trong các cuộc thi “Tài năng trẻ thành phố Đà Nẵng” và “Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp khu vực phía Nam”.
– Năm 2008, đoạt giải 3 độc tấu đàn bầu trong cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc chuyên nghiệp toàn quốc lần thứ 3, đoạt giải B về sáng tác ca khúc của hội nhạc sĩ Việt Nam với bài hát “Vì sao em không thể”.
Hà Chương bắt đầu sáng tác từ khi mới 15 tuổi với bài hát đầu tay là bài “ Ánh sáng đời em”. Âm nhạc của Hà Chương giản dị, gần gũi, ca từ trong sáng và khá sâu sắc. Là một nhạc sĩ, Hà Chương còn sở hữu một giọng hát ấm áp, mượt mà. Nhờ vậy, anh không những thể hiện khá thành công dòng nhạc R&B và Pop Ballad mà còn có thể hát khá tốt nhiều dòng nhạc đương đại khác. Anh là ca sĩ, nhạc sĩ khiếm thị đầu tiên ở Việt Nam phát hành Album riêng.
Album đầu tay của Hà Chương với tên gọi „Món quà của Sóng“ được Phương Nam film phát hành cuối năm 2005. Năm 2007, với sự giúp đỡ và cộng tác của nhiều nhạc sĩ, ca sĩ, Hà Chương đã cho ra mắt album thứ 2 “Khúc hát hai mươi”. Tháng 1-2010, bằng việc cộng tác với một ekip chuyên nghiệp gồm nhạc sĩ Hồ Hoài Anh và các ca sĩ Nguyễn Ngọc Anh, Lưu Hương Giang, Dương Hoàng Yến, album thứ 3 “Tình Yêu Về Hát” đã được Hà Chương giới thiệu đến người yêu nhạc.
Hiện tại, ngoài việc cộng tác với nhiều nhạc sĩ, ca sĩ, anh vẫn đang tiếp tục tham gia biểu diễn trên các sân khấu ca nhạc trong nước và nước ngoài, tham gia một số chương trình truyền hình và ca nhạc của đài truyền hình Việt Nam và của đài tiếng nói
Việt Nam.
Hà Chương wurde in einer armen Bauernfamilie in Quảng Ngãi geboren und verlor sein Augenlicht im Alter von zwei Jahren. Als er fünf war, lernte Chương Volkslieder zu singen. Er studierte an der Nguyễn Đình Chiểu Schule für blinde Studenten in Đà Nẵng, wo er Gelegenheit hatte, Musik zu lernen und „đàn Bầu“ (vietnamesisches Monochord) zu spielen.
Chương gewann eine Goldmedaille für Solo „đàn Bầu“ an einem musikalischen Wettbewerb in Quảng Nam Provinz und zwei Goldmedaillen für Sologesang und Solo „đàn Bầu“ bei nationalen Wettbewerben für Behinderte, sowie viele weitere Auszeichnungen.
Im Jahr 2006 legte Chương die Aufnahmeprüfung an der Nationalen Musikhochschule ab. Er gewann viele Preise für Gesang, Liederschreiben und Solo „đàn Bầu“ bei professionellen Musikwettbewerben in Vietnam. Er ist der erste blinde Sänger und Musiker, der Alben in Vietnam veröffentlicht.
Er begann, seine eigenen Lieder im Alter von 15 Jahren, zu schreiben, darunter sein erstes Lied, „Das Licht meines Lebens“, das die Herzen vieler Menschen berührt.
Sein erstes Album, „Das Geschenk der Wellen“, wurde Ende 2005 veröffentlicht. Der zweite kam im Jahr 2007 und der dritte war Anfang dieses Jahres eingeführt.
Giới thiệu nghệ sĩ Danh Thuân
Vương Danh Thuân sinh năm 1988 tại xã Phong Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Tây.
Làng có ngôi chùa Long Tiên, và Thuân bắt đầu học sáo và âm nhạc từ hướng dẫn của sư thầy. Đậu năng khiếu vào nhạc viện năm 2005 và theo học với thầy Triều Tiến Vượng từ đó đến nay. Thuân tốt nghiệp hệ Trung Cấp nhạc viện và bắt đầu hệ Đại học tại nhạc viện, khoa sáo và đàn nguyệt.
Mong muốn của Thuân là trở thành giảng viên dạy âm nhạc và hướng dẫn các em ở làng về âm nhạc.
Danh Thuân (geb. 1988 in Hà Tây) hat Flöte bei einem Mönch spielen gelernt. Er wurde 2005 in das Nationale Konservatorium aufgrund seines Talents aufgenommen. Er studiert Flöte und „đàn nguyệt“ – Mond-Gitarre – ein vietnamesisches Musikinstrument, wessen Korpus eine runde Form besitzt und das Instrument nur 2 Saiten hat.
Danh Thuân’s innigster Wunsch ist, den Kindern auf dem Lande Musik zu unterrichten.
Đàn bầu
Đàn bầu là loại đàn hình hộp chữ nhật, 1 đầu to, 1 đầu nhỏ hơn 1 chút, thường dài khoảng 110cm, bề ngang khoảng 12.5cm, đầu nhỏ khoảng 9.5cm, cao khoảng 10.5cm. Mặt đàn và đáy đàn bằng gỗ ngô đồng, hoặc gỗ thông hay gỗ tung.
Trên thành đàn phía tay mặt người khảy đàn có 1 miếng xương hoặc kim loại nhỏ gọi là ngựa đàn, qua ngựa đàn, sợi dây thép dầy khoảng 40mm được luồn xuống và cột vào cái trục xuyên qua thành đàn.
Về phía tay trái người đàn, có 1 cần dây đan còn gọi là vòi đàn, trên đó gắn nửa trái bầu khô hoặc tiện bằng gỗ, 1 đầu dây đàn cột vào cần khoảng giữa bầu đàn.
Với hình thức đơn giản, với kỹ thuật sử dụng bội âm một cách tài tình, độc đáo, đàn bầu đã tạo ra được sức quyến rũ kỳ lạ. Đàn bầu phù hợp với những giai điệu trữ tình, êm dịu. Ca dao Việt Nam có câu
Đàn bầu ai gảy nấy nghe
Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu
ý nói tiếng đàn dễ dàng thu hút được tình cảm người nghe.
Das vietnamesische Monochord
Đàn bầu ist ein vietnamesisches Monochord.
Der Korpus besteht aus einem länglichen Resonanzkasten, über den der Länge nach eine Saite gespannt ist. Die einzige Saite des Instruments wird mit einem Plektron angerissen.
Die gleiche Hand bedient auch den konusförmigen Schweller, mit dem der Ton verändert werden kann. Die andere Hand greift die Töne direkt auf der Saite ab.
Đàn bầu hat einen äußerst schönen, charakteristischen Klang, der sich vor allem durch seine Formantverschiebungen und Obertonvariationen auszeichnet, ähnlich dem Obertongesang in Tuva.
Chương trình
1. Hòa tấu đàn bầu và sáo „Lưu Thủy – Kim Tiền“ – nhạc cung đình Huế – biểu diễn Hà Chương và Danh Thuân
2. Hòa tấu đàn bầu và sáo „Người ơi người ở đừng về“ – dân ca quan họ Bắc Ninh – biểu diễn Hà Chương và Danh Thuân
3. Độc tấu đàn bầu „Ru Con Nam Bộ“ – biểu diễn Hà Chương
4. Độc tấu sáo „Xuân Về Bản Mèo“ – biểu diễn Danh Thuân
5. Đơn ca „Nửa Hồn Thương Đau“ – sáng tác Phạm Đình Chương – thể hiện Hà Chương
6. Đơn ca „Phôi Pha“ – sáng tác Trịnh Công Sơn– thể hiện Hà Chương
7. Hòa tấu đàn bầu, sáo, ghi-ta và dương cầm “Con Thuyền Không Bến” – sáng tác Đặng Thế Phong – biểu diễn Hà Chương, Danh Thuân, Leonard Raumann (dương cầm), Tommy Oeij (ghi-ta)
8. Độc tấu dương cầm „D’un vieux jardin“, Lili Boulanger – biểu diễn Y Chi
Nghỉ giải lao
9. Đơn ca „Ánh sáng đời em“ – sáng tác và biểu diễn Hà Chương
10. “Hương Xưa” – sáng tác và biểu diễn Hà Chương
11. “Bão Lòng” – sáng tác và biểu diễn Hà Chương
12. “Vẫn Thương Nhớ Nhau” – sáng tác và biểu diễn Hà Chương
13. Hòa tấu đàn bầu, sáo, ghi-ta và dương cầm “Một Cõi Đi Về” – sáng tác Trịnh Công Sơn – biểu diễn Hà Chương, Danh Thuân, Leonard Raumann (dương cầm), Tommy Oeij (ghi-ta)
14. Hòa tấu ghi-ta và vĩ cầm „A time for us““ – biểu diễn Lilian, Quang Thông và Dũng
15. Độc tấu ghi-ta „Bèo Dạt Mây Trôi” – biểu diễn Quang Thông
16. Hòa tấu “Đêm Thánh Vô Cùng” – biểu diễn Hà Chương, Danh Thuân, Đệm nhạc: Lilian, Y Chi
17. Hòa tấu “Jingle bells” – biểu diễn Hà Chương, Danh Thuân
Programm
1. Monochord und Flöte-Konzert „Lưu Thủy –Kim Tiền – Huế-Hofmusik“ – Interpreten: Hà Chương und Danh Thuân
2. Monochord und Flöte-Konzert „Người ơi người ở đừng về –Volkslied aus dem nordvietnamesischen Bắc Ninh – Interpreten: Hà Chương và Danh Thuân
3. Monochord-Solo „Ru Con Nam Bộ – Wiegelied“ – Interpret: Hà Chương
4. Flöte-Solo „Xuân Về Bản Mèo – Frühling im Dorf“ – Interpret: Danh Thuân
5. Gesang „Nửa Hồn Thương Đau – Verwundete Seele“ – Komponist: Phạm Đình Chương – Interpret: Hà Chương
6. Gesang „Phôi Pha – Verwelkt“ – Komponist: Trịnh Công Sơn- Interpret: Hà Chương
7. Monochord, Flöte, Klavier, Gitarre – Konzert „Con Thuyền Không Bến – Das verlorene Schiff“ – Komponist: Đặng Thế Phong – Interpreten: Hà Chương, Danh Thuân, Leonard Raumann (Klavier), Tommy Oeij (Gitarre)
8. Solo-Klavier „D’un vieux jardin“, Lili Boulanger – Interpret: Y chi
Pause
9. Gesang „Ánh sáng đời em – Das Licht meines Lebens“ – Komponist und Interpret: Hà Chương
10. „Hương Xưa – Erinnerungen“ – Komponist und Interpret: Hà Chương
11. „Bão Lòng – Innerer Sturm“ – Komponist und Interpret: Hà Chương
12. „Vẫn Thương Nhớ Nhau – Vermissen einander“ – Komponist und Interpret: Hà Chương
13. Monochord, Flöte, Klavier, Gitarre – Konzert „Một Cõi Đi Về – Ein Reich für den Heimkehr“ – Komponist: Trịnh Công Sơn – Interpreten: Hà Chương, Danh Thuân, Leonard Raumann (Klavier), Tommy Oeij (Gitarre)
14. Gitarre-Geige-Trio „A time for us“ – Lilian, Quang Thông, Dũng
15. Solo-Gitarre „Bèo Dạt Mây Trôi – Das Entengrün treibt im Wasser” – biểu diễn Quang Thông
16. „Đêm Thánh Vô Cùng“ – Heilige Nacht“ – Interpreten: Hà Chương, Danh Thuân, Begleitung: Lilian, Y Chi
17. „Jingle bells“ – Interpreten: Hà Chương, Danh Thuân