KiHiK besucht Domschatzkammer

KiHiK besucht Domschatzkammer

Letzten Samstag, den 29.11, besuchte das KiHiK-Team die Aachener Domschatzkammer und sah das Erbe von Karl der Große aus einer religiösen Perspektive. Hinter dem Lotharkreuz, dem Goldaltar, der Karlsbüste sowie sämtlichen Reliquiaren steckt eine jahrhundertalte Geschichte des heutigen Aachener Doms, die Krönungskirche der vielen römisch – deutschen Könige.

Nicht nur die Kulturschätze aus Gold und Edelsteinen waren beeindruckend, sondern auch die dahinter steckenden Mythen und Deutungen faszinierten die Kids, wie z.B. der Proserpina-Sarkophag, der in den Reliefs der Raub der Persephone, Tochter der Fruchtbarkeitsgöttin Demeter, dargestellt ist. Hades entreißt Demeter die geliebte Tochter, um sie als seine Braut in die Unterwelt zu entführen. Nach der Sage musste Proserpina eine Hälfte des Jahres bei ihrem Gatten in der Unterwelt weilen, für die andere Hälfte des Jahres aber durfte sie zu ihrer Mutter in die Oberwelt zurückkehren. Der Mythos ist ein Gleichnis für das sich stetig wiederholende Werden und Vergehen der Vegetation. Oder die Deutung der politischen und religiösen Macht und Einflüsse von Karl des Großen als erster mittelalterlicher christlicher Kaiser.

Die Tour-Führerin erzählte uns, dass man früher mittels gemalten Bildern und Skulpturen versucht hat, Geschichte und Ereignissen wiederzugeben. Heutzutage versuchten unsere KiHiKer durch den Besuch der bedeutendsten Kirchenschätze Europas, diese damalige Geschichte und Ereignisse zu verstehen.
KiHiK tham quan Domschatzkammer

Thứ bảy vừa qua, 29.11, nhóm KiHiK đi tham quan kho tàng quý báu của nhà thờ chính toà Aachen (Dom) cũng như xem các di sản của đại đế Karl der Große trên một cái nhìn mang tính cách tôn giáo. Đằng sau thánh giá Lotharkreuz, bàn thờ dát vàng, bức tượng bán thân của đại đế Karl và tất cả những hộp đựng thánh tích (Reliquiare) là cả một lịch sử của nhà thờ chính toà Aachen, nơi đăng quang của nhiều vị vua Đức trải qua nhiều thế kỷ.

Gây ấn tượng với các em không những chỉ là những kho tàng bằng vàng và đá quý mà còn là những huyền thoại của các cổ vật ấy, chẳng hạn huyền thoại của Persephone được khắc trên chiếc quan tài làm bằng đá hoa cương của đại đế Karl, thuật lại chuyện Hades (là thần cai quản địa ngục) bắt cóc Persephone, con gái của nữ thần Demeter (là nữ thần của thiên nhiên, mùa màng và sự sung túc), đem về làm vợ. Theo truyền thuyết Proserpina phải sống nửa năm dưới địa ngục với với chồng – gây ra mùa thu và mùa đông, nửa năm còn lại cô được phép về lại với mẹ mình trên mặt đất – đó là mùa xuân và mùa hạ, cây cối xanh tươi. Hoặc qua những cổ vật còn sót lại ta có thể biết rõ hơn về quyền lực chính trị và ảnh hưởng của thiên chúa giáo dưới quyền cai trị của Karl der Große, một con chiên Kitô giáo đầu tiên thời trung cổ được phong là Đại Đế.

Cô hướng dẫn viên còn giải thích với các em rằng ngày xưa người ta dùng hình vẽ và tác phẩm điêu khắc như một hình thức viết ký sự. Ngày nay các em KiHiKer đi tham quan những di sản ấy để hiểu được lịch sử cũng như các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.