Dạy con ở xứ người

Ở bên này thỉnh thoảng tụ năm tụ ba tán gẫu, một đề tài thường được đưa ra để tranh luận là vấn đề dạy dỗ con cái. Nỗi khổ tâm chung của các bậc phụ huynh là dù có ở Đức lâu năm họ cũng không hòa nhập được hoàn toàn vào cuộc sống, sinh hoạt ở xứ người, nhất là không thể nào nuốt nổi cái ngôn ngữ xa lạ xí xa xí xồ ấy. Thành thử việc dạy dỗ con cái cũng gặp nhiều cảnh ngộ éo le

Thí dụ như người Đức họ gặp nhau, thân thiện thì chào „Hallo„, vẫy tay, bắt tay ríu rít, đôi khi còn áp má nhau „hôn gió“ chùn chụt theo kiểu Tây. Còn mà quen sơ thì „Guten Tag„, gật đầu lấy … cảm tình người đối diện. Ngay cả với những người có vai vế cao hơn, họ cũng không „phân biệt giai cấp“, cũng Há Lô, Cục Tác rầm rầm.

Đám hậu sinh bên này, tiếng khóc oe oe đầu tiên trong nhà hộ sinh cũng đã mang đầy âm hưởng Đức quốc rồi nói chi đến sau này đi nhà trẻ, đi mẫu giáo, đi học v.v… đương nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của xã hội Đức. Thấy chúng nó mỗi lần gặp các bác, các chú là mặt mày tự dưng từ thông minh sáng lạn chuyển sang ngơ ngác nai vàng, tay khoanh lọng ngọng, mắc liếc cầu cứu cha mẹ:

– Chào chú đi con.

– Chào chú!

Lần sau chúng tưởng bở, cũng „bổn cũ soạn lại“, vừa lí nhí thưa:

– Chào chú! Thì lại bị sạt ngang:

– Đây là chào bác chứ không phải chào chú …

Ở bên này ít người việt, họ hàng đơn chiếc, lấy đâu ra đủ vai vế, tình huống thích hợp để chúng nó thực hành?

Hôm nọ tôi đang ngồi xem Tivi với bạn tôi thì thằng con trai của bạn tôi hớt hải chạy vào kêu:

– Mẹ ơi, có „thằng bác“ nó bấm chuông mà con không biết là thằng nào.

Người Đức trước khi ăn họ chỉ mời nhau vỏn vẹn một câu „Guten Appetit„. Hồi còn nhỏ tôi nhớ mỗi lần giỗ chạp là tôi lại ca bài „mời ông nội xơi cơm, mời ông ngoại xơi cơm, mời bà nội xơi cơm, mời bà ngoại xơi cơm, mời bác A xơi cơm, mời bác B xơi cơm … „, mời mỏi cả miệng mà vẫn chưa được xơi vì họ hàng hai bên nội ngoại nhà tôi đông lắm, chưa kể phải biết vai vế của bác A lớn hơn bác B, không được mời bậy bạ. Sang đây tôi rút ngắn thủ tục chỉ „dạ, con mời cả nhà xơi cơm“ cho con cái được ăn cơm nóng canh sốt.

Tiếng Đức „Nein“ là không, „Ja“ là có, chứ không có những từ đệm „dạ„, „thưa“ như tiếng Việt ta. Mỗi lần nghe con cái nhà ai nói „dạ không„, „dạ có„, „thưa ông„, „thưa bà„, tôi nghe nó ngọt làm sao đâu. Cái này thì không khó dạy lắm vì đó chỉ là từ đệm, không bao giờ sợ dùng sai nên con tôi thực hành như … máy:

– Con thấy bác Tư đẹp không ? Rất „lịch sự“ con tôi trả lời:

– Dạ không

Chị Tư từ đó không mời tôi đến nhà chơi nữa.

Mẹ tôi hay than phiền con nít bên này không biết đi thưa về trình. Đi học về con tôi chỉ vắn tắt:

– Con đói

Tôi có kể cho nó nghe là hồi tôi còn nhỏ, đi học về hễ gặp bất cứ người lớn nào trong nhà dù là khách đến chơi cũng phải:

– Thưa mẹ con đi học mới về, thưa bác con đi học mới về.

Nó cãi:

– Mẹ thấy con xách cặp, về giờ này là con đi học mới về chứ còn gì nữa.

Hồi ở Việt nam, tôi đâu dám cãi vì hình như tôi cũng không nghĩ ra câu trả lời này. Mà có nghĩ ra chắc cũng không dám nói bởi sẽ ăn bợp tai tại chỗ cái tội … „hỗn“.

Tôi sang Pháp thăm thằng bạn học nối khố. Con nó và con tôi trạc tuổi nhau. Tôi ngồi xem chúng nó lựa game để chơi Wii, một trò chơi điện tử khá phổ biến của đám con nít bên này.

Con tôi nói với con thằng bạn tôi:

– Con thích game này

Con thằng bạn tôi trả lời con tôi:

– Nhưng mà con không thích

Tôi suy nghĩ mãi không biết tại sao tiếng Việt nó rắc rối trong cách dùng đại từ nhân xưng đến thế. Tiếng Đức chỉ có chữ „Ich„, tiếng Pháp chỉ có chữ „Je„, tiếng Anh chỉ có chữ „I„, và tiếng Tàu chỉ có chữ „Ngộ“ để xưng „Tôi„. Con tôi là con một. Từ tự xưng tiếng Việt duy nhất nó biết là … „con„.

Người Đức rất quý mến trẻ em. Vào nhà hàng trẻ em được đem món ăn ra trước, đi du lịch trẻ em được lên máy bay trước, nói chung là lúc nào cũng được ưu tiên, ăn trước ngồi trên. „Kính lão đắc thọ“ thật khó mà … phát huy được ở xứ Đức này, nơi mà viện dưỡng lão có dân số cao hơn nhà giữ trẻ. Tôi có lần thử „coi bói“ vận mạng tương lai của mình:

– Mai mốt mẹ già con có đưa mẹ vào viện dưỡng lão không?

Thầy bói hỏi lại:

–  Ở đó có Wii không hả mẹ ?

Ngày mai tôi sẽ viết thư đề nghị lên cơ quan y tế có thẩm quyền để họ trang bị trò chơi điện tử tại các nhà nuôi người già.

August 2009

Aza Lee


Die unendliche Geschichte der vietnamesischen Kindererziehung

Wenn wir uns ab und zu zum Kaffeetratsch treffen, ist das beliebteste Thema die Erziehung unserer Kinder, vor allem wie schwer es ist, ihnen die richtige Anrede beizubringen.

Zu meinen deutschen Freunden, egal ob jung oder alt, eng befreundet oder flüchtige Bekanntschaft, sage ich nur „Hallo“ zur Begrüßung, ohne irgendeine Gehirnzelle für Anrede aktivieren zu müssen. „Guten Tag“ benutze ich oft bei distanzierten Beziehungen, wie z.B. wenn ich meinem Chef zufällig über den Weg laufe.

So einfach ist es aber nicht bei den vietnamesischen Anreden.

Der richtige Umgang mit den vietnamesischen Anreden ist wirklich eine Herausforderung für die hier in Deutschland geborenen oder aufgewachsenen Kinder. Zwischen „ältere Tante“ (bác) und „jüngere Tante“ () liegen Welten. Zwar wird in der Regel als Messlatte das Alter der eigenen Eltern genommen, aber ab einer gewissen Anzahl der Falten im Gesicht ist es sehr schwer, den richtigen Ton zu treffen, denn manche fühlen sich geehrt, von den Kindern als „junge Oma“ (bà trẻ) oder einfach nur Oma () angesprochen zu werden, andere wiederum möchten für immer und ewig die „ältere Tante“ bleiben.

Im Deutschen gibt es nur ein nominatives Personalpronomen der ersten Person: Ich, im Französischen: Je, im Englischen: I, im Chinesischen: Quo.

Im Vietnamesischen hat die Ich-Form tausende Gesichter. Dazu kommt, dass in ungleichen Altersbeziehungen der ältere den jüngeren in der informellen Rede anredet, während der jüngere die formelle Rede benutzt. Und das sollen wir unsern Kindern beibringen? Die Pfiffigen versuchen ohne Anrede auszukommen. Es hört sich an wie eine andere fremde Sprache!

Als ich klein war musste ich bei Tisch einen langen Text aussprechen, bevor ich mit dem Essen anfangen durfte. Je mehr Personen an der Mahlzeit teilnahmen, je länger wurde der Text. Er lautete ungefähr so: Ich wünsche Dir, lieber Opa väterlicherseits, einen guten Appetit; guten Appetit Opa mütterlicherseits; guten Appetit Oma väterlicherseits; guten Appetit Oma mütterlicherseits, guten Appetit älterem Onkel X, guten Appetit älterer Tante X – Tante X gehörte natürlich zu Onkel X; guten Appetit jüngerem Onkel Y; guten Appetit jüngerer Tante Y; guten Appetit Vater; guten Appetit Mutter; guten Appetit älterem Bruder … und so weiter bis alle Anwesenden angesprochen wurden – den jüngeren Geschwistern und Verwandten niedrigeren Rangen wie Nichten, Neffen brauchte man zum Glück keinen guten Appetit zu wünschen, sonst wäre das Essen bestimmt eiskalt bis alle durch waren.

Wenn ich von der Schule nach Hause kam, freute ich mich riesig, wenn keiner da war. Denn so war ich von der „Meldepflicht“ befreit: lieber Opa, ich bin gerade von der Schule zurück; liebe Oma, ich bin gerade von der Schule zurück; liebe ältere Tante (die Nachbarin von uns, die oft mittags meiner Oma Gemüse vom Markt mitbrachte), ich bin gerade von der Schule zurück  … Ich habe mich nie gefragt, warum ich das tun musste. Es gehörte sich einfach! Das ist die Philosophie des So-Ist-Es von Konfuzius.

Der Kern der konfuzianischen Lehre war eigentlich die Sittlichkeit. Man müsse die Eltern lieben, alte Menschen respektieren, zu den Geschwistern freundlich und zu den Menschen auch außer des Familie- und Freundeskreises großzügig und verständnisvoll sein. Wie können wir unseren Kindern diese Kindespietät und den Respekt vor alten Menschen beibringen, wenn hier im Restaurant das Kindermenü zuerst serviert wird, beim Boarding die Kinder als Erste in den Flieger einsteigen dürfen, das Weihnachtsgeschenk der sechsjährigen Tochter, die das Alphabet zum ersten mal in ihrem Leben sah, haargenau der Beschreibung ihres Wunschzettels entsprechen muss, und und und …

Kinder werden hier in Deutschland wie Könige behandelt.

Vielleicht weil sie zum von Aussterben bedrohten Lebewesen gehören?

Ich habe mit Schrecken festgestellt, dass die Zahl der Altersheime steigt, während die Zahl der Kindergärten sinkt. Aus Angst vor meiner düsteren Zukunft, habe ich vorsichtig meiner kleinen Tochter gefragt:

Würdest du mich eines Tages ins Altersheim stecken, wenn ich alt bin?

Sie guckt mich mit ihren tiefschwarzen Augen an:

Gibt es dort Wii?

Ich werde morgen einen Brief an die zuständige Behörde schreiben, sie möge Wii-Spiele als Standardeinrichtung in Altenheimen einführen.

Kindespietät

http://de.wikipedia.org/wiki/Kindliche_Piet%C3%A4t

Kindliche Pietät (chin. 孝, xiao) ist ein Grundbegriff des Konfuzianismus und nimmt einen zentralen Platz in der Ethik des Konfuzius ein.

Ihr wesentlicher Inhalt ist die Liebe der Kinder zu ihren Eltern und darüber hinaus zu ihren Ahnen (Ahnenkult). Aus dieser Verpflichtung gegenüber dem Clan entwickelte sich ein System von Beziehungen, Verhaltensweisen und Ansprüchen.

August 2009

Aza Lee