Từ đâu và…đi đâu?
(Thay lá thư Xuân, nhân dịp kỷ nịêm Hội 10 tuổi và ngày Hội Tết lần thứ 10)
Từ đâu ?
Họat động Hội bắt đầu từ một nhóm nhỏ Vịêt Kiều vùng Nordrhein-Westfalen- Aachen. Vốn là những người bạn lâu năm, có con cũng cùng lứa tuổi, họ thường gặp nhau để…tán gẫu để ưu tư…và để những đứa con của mình có bạn Vịêt Nam, chơi chung với nhau.
Từ đó, các cha mẹ đã thay phiên nhau lo cơm nước cuối tuần, lo cho các cháu gặp nhau…cùng học tiếng Vịêt – Đó là cái nhen nhúm ban đầu!
Tháng 11 năm 1999 – Cơn lũ miền Trung Vịêt Nam đã trở thành chất xúc tác để cái nhóm nhỏ ít người này đi đến một quyết định day dứt từ nhiều năm qua, là có một tổ chức, một nơi, để gắn bó với nhau, để qua đó, làm một cái gì cho quê hương, cho cộng đồng và cho thế hệ hai, thế hệ không có nhiều điều kịên có một sợi dây gắn bó với cội nguồn của mình.
Cái Tết đầu tiên
Hội lấy tên là „Thân Hữu Đức – Vịêt“, là để không muốn tự cô lập mình và dựa vào bạn người Đức để họat động, xác tín lập trường của mình. Hội có tính pháp lý và họat động công ích xã hội, nhằm phục vụ cộng đồng, bạn bè Vịêt Đức trong vịêc giao lưu, phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục…
Sau khi ra đời chưa được 3 tháng, tháng 2.2000 đã tổ chức một ngày Hội Tết rực rỡ, quyên giúp đồng bào lũ lụt miền Trung và đạt được một kết quả đáng kể. Trong thời gian ngắn ngủi, với số Hội viên chính xác là 12 người, Hội đã làm được một vịêc tưởng như „bất khả thi“, đã vận động hơn 100 bạn bè tích cực tổ chức Tết và chào đón hơn 700 khách tham dự Tết.
Một thành công bất ngờ nhưng hiểu được, bởi lẽ, Vịêt Nam vốn là một hình ảnh đẹp trong lòng bạn bè Đức, bởi lẽ, Kiều bào, dù xa quê trong hòan cảnh và lý do nào đều nặng tình quê hương đất nước.
Và những công vịêc từ thịên
Sau hơn 20 năm lặng lẽ, cái Tết đầu tiên năm 2000 đã thu được hơn 15.009 Đức Mã để cứu trợ nạn nhân lũ lụt miền Trung. Không dừng ở đó, nhà bếp và đòan văn nghệ lưu động của Hội đã cộng tác với tổ chức Enfrace Tiers Monde (ETM)/Bỉ đã gây quỹ, giúp xây dựng lại một trường tiều học ở Duy Châu với trị giá hơn 24.000 Đức Mã đó là chưa kể đến những cứu trợ hàng năm (khá định kỳ) giúp các nạn nhân lũ lụt ở Vịêt nam.
Hội vốn không phải là một tổ chức chuyên ngành „thịên nguỵên“, chuyên đi cứu trợ. Thực chất rất khiêm tốn là một „nhóm“, một „xóm“, một „vòng“ (Kreis), muốn có sinh họat văn hóa cho Kiều bào VN, có quan hệ tốt với các bạn Đức.
Mà bạn Đức, muốn có, muốn thân thiết…thì phải có một cái gì làm chung mới được. Từ đó, các họat động từ thịên, giúp người cơ nhỡ ở VN đã tạo sự đồng thụân của bạn bè và luôn là điểm chung với các bạn bè Đức.
Vì thế, ở những năm 2002,2003,2004, vịêc trợ giúp cho „Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Nguyễn đình Chiểu“ , „Trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật Hy vọng ở Gò Vấp“ là các chương trình họat động tài chánh của Hội.
Từ năm 2005, khi dư lụân trong và ngòai nước sôi động nêu ra hậu quả của chất độc hóa học trong cụôc chiến ở Việt nam, các hình ảnh, cụôc sống ngặt ngèo của thế hệ 2,3…do hậu quả của nó …xoáy vào tâm tư của mọi người, thì Hội hợp tác với tổ chức „Vịêt Nam, les enfants de la dioxine“ tại Pháp, có một chương trình bền bỉ hơn, là cấp học bổng (kéo dài 3 năm), bảo trợ các cháu tật nguyền, có cơ hội tiếp tục đến trường.
Bên cạnh đó, Hội cũng có phần đóng góp của mình trong vịêc trợ giúp nạn nhân Tsunami /Nam dương, động đất ở Haiti, giúp xây một nhà nuôi dạy trẻ bụi đời ở Huế và mỗi năm cứu trợ hậu quả lũ lụt ở Việt Nam.
Đâu chỉ là chuỵên …từ thịên
Thành công ngay trong năm đầu và liên tục, thì ngày hội Tết đã trở thành truyền thống, đã làm thành tiền đề quá tốt cho những năm sau.
Các lớp tiếng Vịêt được phát triển đều đặn, trại Trung thu được tổ chức mỗi năm, Những ngày đi dạo rừng, hái nấm, những buổi giới thịêu, hội thảo về Vịêt Nam về chất độc da cam, về đất nước, con người…,các buổi văn nghệ, những lần đón Tết (Silvester) mỗi năm, những lần tranh giải thể thao, những cuối tuần tụ tập hàn huyên, tập khiêu vũ, ăn uống…Các buổi họp mặt thường xuyên cho bạn Đức (Stammtisch) …là những sinh họat khá thường xuyên, tưởng như „tất nhiên“, „tự nó“, nhưng thực ra là những nổ lực, đóng góp, thậm chí là hy sinh của nhiều người, đáng được trân trọng.
Viết ra thì chưa đến một trang giấy, nhưng công vịêc thì bền bỉ và lắm khi dây dưa, phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức.
Tính sổ, về tài lộc, thì chẳng thấm là bao so với nhu cầu, so với thành quả của các tổ chức khác, nhưng với khỏang thời gian 10 năm, với số Hội viên khiêm tốn…thì, thú thật, cũng phải tự hào, là chưa có tổ chức „không chuyên“, „không chính phủ“ ở phía Tây nước Đức nào làm được vịêc này (bên cạnh các sinh họat văn hóa khác).
Có người hỏi, tiền đâu mà tụi bay làm được thế khi tiền nguỵêt liễm thì chỉ là tượng trưng mà có lúc 2-3 năm không chịu thâu ?
Như kể ở trên, đó là „đầu ra“ của „sản xuất“, còn „đầu vào“ thì nhờ các họat động thường niên của Hội, một năm hai ba lần, cộng tác với, thành phố, các tổ chức bạn, tham gia Welt-Fest, Multikulti-Fest, Kinder-Fest…Ở đây, gian hàng của Hội luôn đẹp, rất Vịêt Nam, rất được ưa chụông, thăm viếng đông đảo. Ở đây, là kết quả của nhiều công sức của nhà bếp, của mỹ nghệ, của trang trí, của đội múa thế hệ 2, của ngọai giao…và nhiều thứ nữa!
Một mặt là tài chánh thu được qua các sinh họat trên, mặt khác, Hội dần dà, có một chỗ đứng rất tốt (hay quá tốt so với khả năng của mình) trong quan hệ với thành phố, Đại học và các cơ sở, tổ chức tại đây, được quý mến và nể trọng…đến nổi, nhiều khi phải …chạy trốn các mời mọc của họ ( tại không có ai làm!).
Không có ai làm! mà nói chính xác hơn là không có đủ người để cáng đáng các hệ quả của mình.
Cuối cùng, …tất cả cũng là do con người
Nhìn lại chặng đường 10 năm, nếu mà cứ tỉ tê, ca tụng thì nhàm chán hoặc lố bịch, nhưng không kể ra thì, thấy mình còn mắc nợ, mắc nợ những tấm lòng, những hy sinh, bền bỉ có, không bền bỉ có…nhưng, tất cả là những đóng góp rất trong sáng, rất vinh quang mà cách đây 10 năm, lúc thành lập Hội, không ai nghĩ là có được.
Tất cả gộp lại, bây giờ, nhìn lại thì nhiều thật, như là khui „bủng bỉnh“, đếm lại một đống tiền „bạc cắt“ đã bền bỉ dành dụm.
Hôm nay, ở thời điểm này, có lẽ, ai đã có đóng góp vào những nêu trên, đều có quyền tự hào, vui với cái mình đã đóng góp. Tất cả đã qua rồi, nhưng vẫn còn đó, còn những kỷ nịêm
„phi vật thê“ không thay thế được.
Các lớp tiếng Vịêt, ngày nay, tự nó họat động, các cháu thế hệ 2 thân nhau hơn, có chút VN hơn, hội nhập hơn, gặt hái được nhiều cảm tình của người Đức hơn, khái nịêm cộng đồng hơi…rõ rõ hơn.
Cái lộ ra bên ngòai thì như thế, còn bên trong thì không phải là luôn „ xuôi chèo mát mái“, lắm khi quá phức tạp, từ cái chuỵên…gởi tiền về đâu trong các vịêc từ thịên, đến quan hệ với Sứ Quán hay Viêtnam, từ vịêc „đả thông“ cho bạn Đức hiểu, sao năm nào cũng phải cứu lụt cho đến vịêc Tết năm nay làm nhỏ hay lớn, từ vịêc cám ơn thiếu vài người đến …kiếm cái phòng không ra để sinh họat…
Vịêc „lớn“ nhiều khi không khó, mà lắm khi cái gọi là „nhỏ nhỏ“ lại trở thành „lớn“
Cách đây 10 năm, khi thành lập Hội, không ai nghĩ là nó sẽ „lớn“ nhanh như thế này, và, vì thế, anh chị em cũng rất khiêm nhường lấy cái tên là „nhóm“, là „xóm“, là „vòng“ (Kreis).
10 năm qua, cái „Vòng“ này đã làm tốt nhịêm vụ của nó. Có người hỏi, 10 năm nữa thì sao?
Không phải dễ để có một câu trả lời, một „quẻ bói“ cho nó. Có điều, hòan cảnh và chủ thể (Hội) đã có khác đi.
Với bạn bè Đức, chỉ phát triển „thân hữu“ nếu đất nước Vịêt Nam „hấp dẫn“ hơn, „mời mọc“ được nhiều hơn (không có nghĩa bỏ tiền vào hay đầu tư…lọan xị, hay phát triển du lịch đến tân phường), chỉ phát triển được nếu Vịêt kiều tại chổ, cá nhân hay tập thể, có một sức quyến rũ nào đó.
Với bạn bè Vịêt Nam (Kiều bào, cộng đồng), chỉ phát triển „thân hữu“, nếu tiếp tục có nhưng người tích cực và có được vài điểm chung cho một cộng đồng nhiều thành phần và không ít…màu sắc.
Tết năm nay, nhìn lại 10 năm, cám ơn nhưng bền bỉ, hy sinh, cám ơn tất cả những trằn trọc, đóng góp…ít hay nhiều, và những mối tình với Hội mà không nhất thiết là hội vịên.
Xin chúc mọi người, mọi nhà, một năm 2010 nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Huỳnh Phi Long
2.2010